Những điều nên biết khi trồng cây phật thủ

Rate this post

Đặc điểm

Cây phật thủ (Casimiroa medical inn. Var. sarco-dactylis (Nooten) Swinle) thuộc họ Vân hương là loài cây gỗ thường xanh, cành có gai, lá đơn mọc đơn ở nách lá, nhỏ trắng, thơm. Quả hình tròn hoặc bầu dục có nếp nhăn, nứt ra dạng bàn tay phật nên gọi là phật thủ.

Phật thủ có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ nhiệt đới châu Á. Nếu được tỉa cành, hái ngọn, chăm sóc phật thủ sẽ thành một loại quả cảnh xanh, đẹp.

Cây phật thủ yếu cầu nhiệt độ khá cao, ánh sang đầy đủ, thông gió, đất hơi chua pha cát nhiều mùn.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Trồng và quản lý phật thủ phải dựa vào đặc tính của chúng. Yêu cầu cụ thể là:

  1. Chậu trồng cây phật thủ không chịu rét. Nhiệt độ thích hợp là 22 – 26o
  2. Lượng nước tưới phải căn cứ vào mùa, khi nhiệt đô thấp 3 – 4 ngày tưới 1 lần. Mùa hè nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi nhiều, mỗi ngày tưới 1 lần, không tưới nước vào buổi trưa, cần chú ý thoát nước. Khi thông khí khô có thể tưới vào chậu và khu vực xung quanh, để giữ ẩm.
  3. Phật thủ ưa sáng, nên phải để dưới ánh sáng trực xạ.
  4. Phật thủ ưa đất chua pH 5,5 – 6,5. Những vùng đất chua có thể trộn thêm xỉ lò, tưới nước để giảm thành phần kiềm. Ngoài ra còn có thể tưới thêm FeSO4 để thay đổi trị số pH của đất.
  5. Chậu trồng cây Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu số lá rụng hơn một nữa, sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đến tác dụng quang hợp, ảnh hưởng đến ra hoa kết quả, giữ được lá là giữ được quả. Biện pháp giữ lá là phải kịp thời tỉa bớt chồi ngọn ; chồi mua thu chỉ để lại một ít ngọn để năm sau cho quả, còn lại phải cắt hết. Vào mùa đông cây phật thủ không ưa nhiệt độ quá cao, không nên để gió lạnh thổi vào cây. Mùa đông phải khống chế lượng tưới nước, giữ cho chậu ẩm vừa, nếu phát hiện đất chậu khô nên chia ra nhiều lần tưới luông tưới ít, không nên tưới quá đẫm nước.
Quả phật thủ hiện nay đang dần gắn vào đời sống người Việt đặc biệt là dịp lễ tết.

Hàng năm tháng 3 phật thủ bắt đâu ra hoa, đậu quả vào mùa thu. Nói chung tháng 3 – 4 phật thủ ra hoa đực, rất ít quả, nếu để lấy quả đợt này, quả sẽ kém, méo mó. Hoa tháng 5 mặc dù nhiều nhưng vẫn là hoa đực, tỷ lệ cho quả không cao, quả nhỏ, chín sớm dễ rụng ; tháng 7 – 8 hoa thưa, nhưng hoa cái nhiều, tỷ lệ cho quả cao, phật tủ to, bóng màu đẹp. Trước lập thu hoa không nhiều nhưng tỷ lệ hoa cao, quả to. Sau lập thu do thời gian sinh trưởng dài, dáng quả xấu.

Từ đó ta có thể thấy thời kỳ giữ hoa lấy quả nên vào tháng 6 đến lập thu là tốt nhất.

Phương pháp nhân giống

Nhân giống phật thủ bằng cách : ghép dựa, ghép cắt, giâm cành và chiết cành.

  1. Ghép dựa : chọn cây con quýt hôi mọc từ hạt 2 – 3 năm làm gốc ghép (phải chuyển trước vào chậu), chọn cành 1 – 2 năm của cây phật thủ là cành ghép, tháng 4 – 5 tiến hành ghép. Trước lúc ghép vào chỗ thích hợp và sát cành phật thủ, dùng dao ghép cắt vát gốc ghép, bên dài cắt thành hình thuẫn, bên ngắn cắt thành hình vó ngựa, sau đó cắt cành ghéo một miếng độ lớn bằng bên dài của gốc ghép sâu vào đến phần gỗ, nhớ không nên cắt đứt vỏ tầng trên, chỉ bỏ phần gỗ, để vỏ có thể phủ lên miệng ngắn hình vó ngựa của gốc ghép.
Chăm sóc phật thủ tốt sẽ cho quả rất đẹp

Lúc ghép dựa miệng cắt cành ghép sát vào gốc ghép, để hai bên tượng tầng sát khít nhau rồi dùng dây mềm buộc chặt, bên ngoài buộc 1 lớp mỏng polyethylen để giữ ẩm, sau 40 – 50 ngày, vết thường lành. Sau đó cắt cành ghép rời khỏi cây, để nơi râm 1 tuần, chú ý tưới ít nước. Phương pháp này còn gọi là ghép phủ vỏ.

  1. Chiết cành. Vào tháng 5 – 7 khi nhiệt độ không khí cao, chọn cành cao, dưới cành cắt một nhát sâu đến tủy, dùng tấm thảm bao cuốn thành ống, dùng dây buộc phía dưới, phía trên ống cho đất nuôi dưỡng, mỗi ngày tưới 1 ít nước để giữ ẩm, sau 1 tháng sẽ ra rễ và cây sống.
  2. Phòng trừ sâu bệnh hại cây phật thủ

Sâu bệnh thường thấy trên cây phật thủ là : Rệp ống, rệp sáp, bệnh bồ hóng.

  • Rệp ống gây hại chủ yếu là cành lá non, sau khi bị hại cành lá xoăn lại, ảnh hưởng đến sự ra hoa kết quả.

Phương pháp phòng trừ là khi mới phát sinh dùng que cạo diệt ; kỳ phát sinh dùng thuốc Rogor 0,1% hoặc DDVP 0,1% để phun, số lần phun cần tùy theo tình hình phát sinh rệp ống.

  • Rệp sáp và bệnh bồ hóng. Phần triệu chứng và phương pháp phòng trừ có thể tham khảo các loài cây khác.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *