Cần những gì để trồng được hoa lay ơn

5/5 - (1 bình chọn)

Hoa lay ơn ( Gladiolus gandavensis Van Houtt) nhiều màu, tưới lâu, lá xanh, là loài hoa phổ biến trên thế giới. HOa lay ơn có nguồn gốc ở châu Phi và bờ biển Địa Trung Hải, ưa sáng, thông thoáng gió, nhiệt độ thích hợp 20 – 23oC, tránh oi bức và nước ẩm lạnh, nơi đất nhiều mùn thoát nước, pH 5,6 – 6,5.

Thời vụ trồng

Ở các vùng như Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, có thể trồng quanh năm. Ở đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu trồng vào vụ thu đông, trồng tháng 9 thu hoạch tháng 11. Vụ đông xuân trồng tháng 10 ,11, 12 , 1 thu hoạch vào các dịp tết Nguyên Đán, 8 – 3, Thanh minh, 1- 5,…Vụ hè trồng ít hơn.

Kỹ thuật làm đất

Có thể làm đất thủ công hoặc làm đất bằng cơ giới ( máy phay đất ). Đối với những chân đất vụ trước trồng cây cạn (cây hoa khác hoặc cây rau, màu…) cần phải ngả đất sớm, vệ sinh đất kỹ càng nếu trồng trong chậu trồng cây cũng vậy.

  • Vệ sinh đất.
những vườn hoa lay ơn như thế này là điều người dân thường được thấy vào ngày tết

Biện pháp thủ công : Ngả đất sớm, hoặc nơi nào có điều kiện thì be bờ xung quanh mảnh đất định trồng, bơm nước gập 2 – 3 lần, sau đó đợi đất cày bừa đất bình thường.

Bón vôi cho đất vừa có tác dụng khử trùng đất, vừa cung cấp thêm canxi cho cây. Lượng bón : 20 – 25kg vôi bột loại tốt/sào. Rắc đều trên mặt luống sau đó xới xáo đều một lượt.

Biện pháp hóa học : có thể dùng CuCl2 phun nồng độ 0,2 – 0,3%. Vệ sinh đất tốt là khậu quyết định đầu tiên để vụ hoa lay ơn thắng lợi.

Lưu ý: không được trồng 2 vụ hoa lay ơn lien tiếp trên một mảnh đất.

  • Cách làm: Đất cần được cày, phay, đập kỹ, vơ sạch cỏ dại, các tàn dư thực vật của vụ trước. Thời gian cho đất nghỉ từ vụ cây trồng trước đến lúc trồng hoa ít nhất là 15 – 20 ngày. Chọn chân đất tốt, chủ động tưới tiêu, dãi nắng, thông thoáng để trồng hoa lay ơn.

Kỹ thuật làm vườn ươm

Làm đất bón lót

Giống như làm đất sản xuất, 1 sào trồng hoa thương phẩm phải có 40 – 45m2 đất làm vườn ươm củ giống.

Phân bón: Chủ yếu bón lót 400kg phân chuồng hoai mục + 20kg super lân. Bón thúc : 10kg đạm ure + 5 kg kali hòa nước tưới, 1 tháng bón thúc 1 lần.

Thời vụ

Ươm củ giống vào tháng 9, 10 hàng năm, thu củ vào tháng 3, 4. Thời gian từ ươm đến thu khoảng 6 tháng.

Củ giống có 3 dạng:

Củ ươm ( có nơi gọi là củ gieo hoặc củ hạt) có kích thước 0,5 – 0,7cm.

Củ gơ ( có nơi gọi là củ cắm hoặc củ gắm ) có kích thước 2 – 2,5cm.

Củ lấy hoa ( củ giống) có kích thước từ 3cm  trở lên.

Cách trồng và chăm sóc

Củ ươm: có thể gieo vãi như gieo mạ hoặc cẩn thận thì đặt ( còn gọi là in củ giống) khoảng cách 2x2cm hoặc 1,5×1,5cm/củ.

Củ gơ: khoảng cách củ : 5x5cm/củ/

Tưới nước thường xuyên giữ ẩm.

Vét luống thường xuyên tháng/ lần, 1 – 2 tháng cuối không cần vét luống nữa.

  • Phòng sâu bệnh: Như phần sản xuất.
  • Bảo quản củ giống:
hoa lay on tượng trưng cho sự sung túc

Sauk hi trồng khoảng 6 tháng, khi cây chuẩn bị khô rạc đào cả cây mang về nhà. Lưu ý không được làm xây xát củ giống. Củ giống để vào nơi khô, thoáng mát, khoảng 4 -5 ngày cất lấy củ, hong củ trong nắng nhẹ 5 – 7 ngày, sau đó vệ sinh sạch sẽ phần rễ và cho lên giàn bảo quản ( giống như giàn khoai tây). Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời.

Kỹ thuật trồng sản xuất

Lên luống

Tùy theo cách trồng mà người ta có thể lên luống hàng đơn hay hàng kép. Thông thường để thuận tiện cho chăm sóc người ta hay trồng hàng đơn.

Tùy thuộc vào kích thước củ, tuổi sinh lý củ ( năm đầu hay năm 2, 3) mà bố trí khoảng cách khác nhau. Sau đây là khoảng cách, mật độ phổ biến nhất.

+ Bề rộng luống : 0,9 – 1,0cm rãnh đi lại chăm sóc 0,45m.

  • Khoảng cách: hàng cách hàng 0,25 – 0,3m cây cách cây 0,15 – 0,2m,

Với khoảng cách này trồng được 5400 – 5600 củ/sào.

  • Đánh rạch: dùng cuốc đánh theo chiều ngang của luống theo các khoảng cách hàng như trên, độ sâu rạch 0,10 – 0,15m.
  • Nếu trồng theo hàng kép thì phải lên luống rộng 1,6m, rãnh 0,45m. Đánh rạch để trồng củ theo chiều dọc của luống theo hàng: hai hàng đơn cách nhau 0,3m, hai hàng kép cách nhau 0,6m. Như vậy một luống đánh 4 hàng. Cách này khó chăm sóc hơn.
  • Phân bón:

+ Phân hữu cơ hoai mục ( phân bắc, phân chuồng, phân gà, phân trâu bò, xác mắm cá,…đã được ủ hoai mục) : 400kg/sào.

+ Phân đạm urê : 25 – 30kg.

+ Phân super lân : 20kg.

+ Phân kali clorua : 5 – 7kg.

+ Các loại phân vi lượng có chưa Cu, Co, Mg, Mn, …

+ Nước giải.

Cách bón

Lưu ý : Không được dùng phân hữu cơ tưởi để bón.

+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + ¾ lượng lân + 3kg đạm urê + 2kg KCL.

Rắc đều các loại phân trên mặt luống sau đó xới qua một lần rồi mới đánh rạch.

+ Bón thúc : ¼ lượng lân còn lại cho vào hố đựng nước tiểu ngâm. Sauk hi cây được 2 lá, hòa loãng nước tiểu có ngâm lân để tưới.

Bón thúc đợt 1: 3kg urê + 1kg KCl, hòa nước để tưới.

Bón thúc đợt 2: 5kg urê + 1 – 2kg KCl, hòa nước để tưới.

Cứ như vậy, 10 – 12 ngày bón thúc 1 lần.

Ngoài ra, muốn nâng cao năng suất và chất lượng hoa cũng như chất lượng củ giống, cần thiết phải sử dụng phân vi lượng, có thể bón trực tiếp qua đất hoặc phun qua lá. Cây hoa lay ơn có lá mọc thẳng, trên bề mặt có lớp phấn sáp do vậy khi phun phân qua l1 nên hòa thêm chất bám dính. Một số loại phân bón lá có hiệu quả như Komix loại chuyên phun cho hoa. Đặc biệt 2 loại phân: Spray – N – Grow và BiLL perfect fertilizer của Mỹ có hiệu quả rất tốt.

những màu sắc mới dần được nghiên cứu và trồng ra

Các giống ngắn ngày lượng đạm thường dùng 20 – 25kg/sào/vụ. Các giống dài ngày lượng đạm cao hơn, thường dùng 28 – 30 kg/sao/vụ.

Chăm sóc, tưới nước

+ Nếu khô hạn cây sinh trưởng kém dẫn đến chất lượng  hoa giảm , do vậy thường xuyên giữ cho đất ẩm 70 – 72%.

+ Thường có 1- 2 ngày tưới 1 lần.

+ Sau trồng 7 – 10 ngày mầm cây hoa mọc khỏi mặt đất, thường 1 củ có một mầm, nhưng cũng có củ  có 2 – 3 mầm. Sau trồng 20 – 25 ngày, ta loại bỏ các chồi phụ, chỉ để 1 mầm/củ. KHi tỉa, một tay ấn chặt gốc, một tay tỉa mầm, không được để long gốc cây.

  • Vun xới : Khi cây được 3 lá tiến hành vun đợt 1. Sau đó khi cây cao 0,4 – 0,5m tiến hành vun đợt 2, đợt này cần vun cao để chống đổ cho cây. Qua 2 đợt vun, đất phủ trên mặt luống dảy thêm 7 – 12cm. Ở những nơi lộng gió hoặc giống cây cần cắm cọc định cây để cây không bị đổ.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *