Cách để trồng cây quất cảnh đẹp

5/5 - (1 bình chọn)

Đặc điểm

Cây quất (Fortunella margarita Swingle.) là loại cây bụi thường xanh, thuộc họ Vân hương, nguồn gốc ở vùng Hoa Nam Trung Quốc, dùng quả tươi ngâm mật, thức uống; rễ, lá quả, hạt dùng làm thuốc. Tán cây tròn, cành dày, lá hình bầu dục, dày, màu xanh. Tháng 6 nở hoa trắng, trong năm nở hoa 3 – 4 lần, tháng 11 quả chin, đến hết mùa đông vẫn khong bị rụng. Vỏ quất ăn rất thơm, lá quất có thể pha trà, có tác dụng chữa viêm khí quản.

Cây quất ưa sang, mọc nơi đất pha cát tơi xốp hơi chua, thoát nước, chịu rét khá. Cây quất trồng chậu trồng cây đến tháng 4, chuyển ra ngoài, tỉa thưa mạnh, cắt bỏ cành yếu, sâu bệnh để tiết kiệm dinh dưỡng, thông thoáng gió kích thích mọc chồi mới.

cây quất cũng thường được phối bonsai rất đẹp

Tháng 5 cách 10 – 12 ngày bón phân 1 lần. Tháng 6 bón phân, tưới nước và hái ngọn để tập trung cho chậu trồng cây ra quả. Trồng quất phải ý thức rằng làm sao có quả nhiều vào ngày Tết. Tháng 7 – 8 trước lúc ra hoa phải bón đủ phân tăng thêm lượng quả.

Trong mùa nhiều  hoa, nước và phân nên giảm bớt, khi quả đã to thì không bón. Nếu cây sinh trưởng kém thì cần phải bón phân, chú ý không bón phân trực tiếp vào rễ.

Bí quyết trồng quất trong chậu ra nhiều quả

Muốn mùa xuân quất trồng chậu nhiều quả, cần phải nắm vững mấy khâu mấu chốt sau:

  • Tỉa thưa hợp lý: Sau mùa xuân nhiệt độ lên cao, quất mọc nhanh, phải tiến hành tỉa thưa, chọn 3 – 5 cành chình để lại, còn lại cần phải tỉa bớt. Sau đó theo tình hình khỏe hay yếu của cành chính, cắt bớt đế lại 4 – 5 chồi khỏe. Khi cây mọc được 2 tháng cành mới mọc đồng loạt, để khống chế mọc quả nhanh lại tiến hành tỉa lần thứ hai. Về sau cành mới mọc 8 – 10 lá thì hái ngọn, cho đến kỳ ra hoa kết quả.
  • Bón phân hôp lý và giảm tưới nước: Quất mọc trên đất pha cát tơi xốp, chua. Khi trồng chậu nên dùng 4 phần lá khô, 5 phần đất cát, 1 phần phân khô trộn đều làm đất nuôi. Sauk hi tỉa cành phải bón 1 lần phân hữu cơ (phân người, phân xanh, phân cá…) sau đó cứ 10 ngày bón bổ sung 1 lần. Khi nhiệt độ thích hợp, nước phân đủ có lợi cho việc ra ngọn. Sauk hi cành non bị hái, phải bón phân P (KH2PO4, Ca3PO4), để xúc tiến hình thành hoa.
Những vườn quất thế này thường xuyên xuất hiện trong những ngày tết!

Khống chế nước để xúc tiến phân hóa chồi hoa. Người ta thường nói: “hoa khô quả ẩm”. Nghĩa là trong thời kỳ phân hóa chồi hoa phải tưới ít nước, trước mùa nóng 10 ngày phải giảm dần lượng nước tưới, đề phòng chồi mùa hè mọc quá nhanh, trước 5 ngày phải ngừng tưới, trải qua 3 – 4 ngày phơi nắng để lá non khô héo rủ xuống, đất chậu khô trắng. Nhưng để lá héo vừa, không nên để cây quá héo, sang sớm, chiều tối nên tưới một ít.

Khi chồi chính chuẩn bị phình lên, xanh đến trắng, nghĩa là sự phân hóa chồi đỉnh đả hoàn thành, lúc này cần khôi phục việc tưới nước và bón ít phân, không lâu chúng sẽ ra hoa.

  • Phòng trừ sâu bệnh: Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khỏe mạnh, không có biếu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khỏe mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều. Quất thường dễ bị bệnh trong trường hợp…

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ cây bị bệnh vàng lá để tránh lây lan sang cây khác.

Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7 – 15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân… cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58… để phòng trị. Tùy vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7 – 10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc.

  • Xử lý chin đúng dịp Tết: Khi nuôi trồng quất thường có hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Nếu kỳ ra hoa bị mưa hoặc khi ra chồi phân bón không đủ và nắng nóng, có thể làm cho cây rụng hoa quả. Vì vậy phải chú ý quản lý chiều tối cần tưới nước giảm nhiệt độ, nếu phát hiện ra chồi là phải hái ngay.

Khi ra hoa phải để hoa thưa vừa phải, tiết kiệm dinh dưỡng. Sauk hi hoa hình thành quả phun 0,3 – 0,4% nước phải hoặc 0.3% phân tổng hợp, như vậy mới bảo vệ được quả.

Khi đường kính quả non 1cm, còn phải tiến hành hái bớt quả, mỗi cành chỉ để 2 – 3 quả. Cùng trong nách lá có đến 2 – 3 quả non, chỉ để 1 quả, làm thế nào quả trên cây phân bố đều. Sau đó kịp thời cắt bỏ cành mùa thu, không để cho kết quả lần thứ 2, làm cho quả to đều cùng độ chín.

Để quả sau tiết lập đông chin vàng đúng Tết xuân, nếu quả chin sớm, có thể dùng biện pháp che bóng, tăng nước giải lên 0,4% để làm chậm quá quá trình chín quả; nếu quả chín muộn, mùa xuân không kịp vàng, thì định kỳ trước 25 ngày dùng thuốc kích thích IAA 1,5×10-3 quét lên quả, hoặc phun Oreomycin 5×10-5, hiệu quả rất rõ rệt.

Bài viết liên quan

Có nên tặng hoa giả không? Tặng hoa giả có ý nghĩa gì?

Hoa là một món quà tinh thần được sử dụng trong nhiều dịp lễ như...

Top 4 cách làm hoa sen giả ĐẸP và ĐƠN GIẢN nhất định bạn phải thử

Hoa sen chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Học...

Làm cây hoa anh đào giả chỉ trong vài bước đơn giản

Không chỉ đẹp mà hoa anh đào giả còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp....

Cách làm hoa giả bằng giấy lụa ĐẸP và ĐƠN GIẢN

Hoa giấy lụa ngày càng được lựa chọn làm quà tặng nhiều bởi độ bền...

99+ mẫu làm chậu cây bằng chai nhựa ĐƠN GIẢN cực hay!

Làm chậu cây bằng chai nhựa là một ý tưởng hết sức sáng tạo và...

Top 9+ mẫu trang trí mai giả ngày Tết ĐỘC ĐÁO nhất hiện nay

Bạn đang phân vân không biết nên trang trí mai giả ngày Tết sao cho...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *